Cờ Tướng là trò chơi giải trí được ưa chuộng và phổ biến hiện nay.
Với tính năng giải trí đầy trí tuệ, trò chơi trở nên “bất diệt” trong lòng
người yêu cờ. Không giống như các trò chơi thông thường, cờ Tướng chủ yếu dựa
vào trí tuệ và khả năng của người chơi. Trong cờ Tướng, người chơi phải huy
động toàn bộ khả năng vốn có của mình để chiến thắng bằng sự hỗ trợ của các
quân cờ mạnh. Trong đó, Pháo là một quân cờ với những cách đi hiểm hóc, đầy
biến hóa.
Cách đi quân Pháo.
Quân Pháo đi giống quân Xe,
theo chiều thẳng đứng hoặc ngang, nhưng ăn quân bằng cách nhảy qua 1 quân cờ
khác.
Đặc điểm quân Pháo
Pháo hành động rất nhanh, giỏi
công lẫn thủ. Do bắt quân phải có ngòi nên càng về cờ tàn, khả năng tấn công
của Pháo giảm dần.
Thực lực quân Pháo trong cờ Tướng
Trên bàn cờ, Pháo khống chế tối
đa là 15 điểm. Vì ăn quân phải có ngòi nên sức mạnh của Pháo kém hẳn Xe. So với
Mã thì ngang nhau về ưu lẫn khuyết điểm. Khi khai cuộc, Pháo hoạt động mau lẹ,
còn Mã hành động chậm chạp lại hạn chế ở một khu vực nhất định. Trong khi đó
Pháo có thể di chuyển khắp chiến trường. Với giác độ này thì Pháo rõ ràng ưu
thế hơn Mã. Đến giai đoạn cờ tàn, các quân giảm bớt, Mã xông xáo di chuyển
thuận lợi, còn Pháo bị thiếu mất nhiều ngòi. Đến lúc này thì rõ rằng Mã mạnh
hơn Pháo.
Cách sử dụng quân Pháo
Pháo nên đánh tầm xa nhưng không nên tấn công vội.
Nói chung không nên dùng Pháo đổi Mã. Lúc ở giai đoạn khai cuộc và trung cuộc,
Pháo có thể uy hiếp Sĩ, Tượng đối phương, yểm trợ cho các quân khác tấn công.
Nếu đối phương khuyết Tượng càng thuận lợi cho Pháo tấn công và lúc này chớ nên
đổi Pháo. Trong giai đoạn cờ tàn, Pháo nên mau chóng lui về trận địa của mình dùng
Sĩ, Tượng làm ngòi, công thủ lưỡng lợi. Tục ngữ có câu: “Cờ tàn, Pháo về làng”
là muốn khuyên ta thực hiện kiểu chơi trên.
Quân Pháo có thể kết hợp với các quân.
Xe, Pháo, Mã phối hợp
Xe, Pháo, Tốt phối hợp
Pháo, Mã phối hợp
Pháo, Tốt phối hợp
Xem thêm nhiều mẫu bàn cờ tướng đẹp bằng gỗ và sừng trâu tại Hồng Nhung Shop.